Hiển thị bài viết liên quan trong bài viết tạo tự động link nội bộ – Nhiều bạn có hỏi tôi làm thế nào để hiển thị danh sách bài viết liên quan ở phần đầu của bài viết ? Thực ra tôi không dùng plugin hay code gì cả. Việc chèn này hoàn toàn được thực hiện bằng tay. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm điều tương tự theo cách hoàn toàn tự động thì bài viết này là dành cho bạn. Hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách hiển thị bài viết liên quan ở bất cứ vị trí nào trong bài viết với plugin Inline Related Posts.
Hiển thị bài viết liên quan trong bài viết tạo tự động link nội bộ
Nếu bạn làm seo hoặc đang bắt đầu tìm hiểu về SEO thì bạn biết link nội bộ chéo là hết sức quan trọng, theo mình tìm hiểu thì 1 bài đăng phải có tổi thiểu từ 3 link nội bộ ( bao gồm link bài đăng hiện tại và liên đến bài khác trên trang )
Link nội bộ trong SEO là việc liên kết các trang web và nội dung bên trong cùng một trang web để cung cấp thông tin liên quan và cải thiện trải nghiệm người dùng. Đây là một phần quan trọng trong chiến lược SEO vì nó giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ cấu trúc và liên hệ giữa các trang web trong trang web của bạn.
Bạn có thể xem qua demo tại link : https://banvedep.com/noi-that-can-ho-nho-hien-dai-tuyet-dep-voi-tong-trang/
Việc này là bắt buộc phải có , thông thường thêm link này tớ sẽ làm bằng tay , tuy nhiên để giúp bạn tự động hóa hoặc tự thêm nếu link của bạn ko đủ và việc này hoàn toàn tự động thì thật là có lợi cho anh em nhé, OK bắt tay vào việc này
Hiển thị bài viết liên quan trong bài viết
1. Đầu tiên, như thường lệ, các bạn cần phải cài đặt và kích hoạt plugin Inline Related Posts.

2. Sau khi kích hoạt, các bạn sẽ được tự động chuyển hướng tới trang giới thiệu của plugin. Hãy kéo xuống dưới và click vào nút Continue using free version.

3. Trong trang cài đặt, tick vào mục Active để kích hoạt các thiết lập của plugin.

4. Tiến hành khai báo các thiết lập cần thiết cho plugin.

Trong đó:
- Related text or Call-To-Action: đề mục của bài viết liên quan, điền bất cứ chữ gì mà bạn muốn, “Tham khảo thêm” chẳng hạn.
- Theme: lựa chọn phong cách hiển thị cho bài viết liên quan.
- Initial opacity %: độ mờ của bài viết liên quan.
- CSS margin-top: thông số căn khoảng cách bên trên.
- CSS margin-bottom: thông số căn khoảng cách bên dưới.
- Related Text Color: màu chữ của đề mục.
- Post Title Color: màu tiêu đề bài viết.
- Box Background Color: màu nền của khung hiển thị bài viết.
- Border Color: màu viền của khung hiển thị.
- Display border shadow: hiển thị hiệu ứng đổ bóng cho viền khung.
- Display “Powered by” text: hiển thị thông tin của plugin.
- Real time preview: xem trước giao diện của bài viết liên quan.
- Insert in already existing posts?: chèn bài viết liên quan vào các bài viết cũ.
- How many boxes per single post?: số lượng khung bài viết liên quan trong mỗi bài viết.
- Only posts of last N. days (set zero for no limits): chỉ chèn khung bài viết liên quan vào các bài viết đã được đăng tải sau một số ngày nhất định, để 0 nếu bạn muốn chèn vào tất cả các bài viết.
- Interval between the boxes (minimum N° words): vị trí hiển thị khung bài viết liên quan.
- Insert a box at the end of the post? (if needed): chèn một khung vào cuối bài viết.
- Use on page: sử dụng trên các trang.
- Use on post: sử dụng trên các bài viết.
- Search similar posts: cơ sở để xác định và hiển thị bài viết liên quan.
- Link “rel” attribute: thiết lập thuộc tính “rel” cho link của bài viết liên quan.
- Link “target” attribute: thiết lập thuộc tính “target” cho link của bài viết liên quan.
- Metabox integration: hiển thị 1 meta box trong khung soạn thảo bài viết hoặc trang, cho phép bạn vô hiệu hóa tính năng bài viết liên quan trong những trang nhất định.
Sau khi thiết lập xong, hãy click vào nút Save để lưu lại và tận hưởng thành quả của việc Hiển thị bài viết liên quan trong bài viết
Dưới đây là một số lợi ích của việc sử dụng link nội bộ trong SEO:
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: Link nội bộ giúp người dùng dễ dàng di chuyển và tìm kiếm thông tin trên trang web của bạn. Bằng cách liên kết các trang có liên quan với nhau, bạn tạo ra một cấu trúc hợp lý và giúp người dùng tiếp cận thông tin một cách thuận tiện.
- Tăng khả năng gắn kết: Các liên kết nội bộ giúp tạo ra các mối liên hệ giữa các trang web khác nhau trong trang web của bạn. Điều này có thể giúp tăng khả năng gắn kết của các trang, cho phép các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về sự quan trọng và sự liên quan của các trang đó.
- Tăng khả năng phân phối PageRank: PageRank là một thuật toán của Google để xác định mức độ quan trọng của một trang web. Bằng cách liên kết các trang web trong trang web của bạn thông qua các liên kết nội bộ, bạn có thể tăng khả năng phân phối PageRank cho các trang quan trọng hơn và giúp nâng cao vị trí của trang web trên kết quả tìm kiếm.
Hiển thị bài viết liên quan trong bài viết
Khi triển khai link nội bộ trong SEO, bạn nên tuân thủ một số quy tắc sau:
- Liên kết các trang có nội dung liên quan với nhau.
- Sử dụng các từ khóa phù hợp trong văn bản liên kết (anchor text).
- Đảm bảo cấu trúc trang web rõ ràng và dễ dàng để các công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc trang web của bạn.
- Tránh spamming liên kết nội bộ, chỉ liên kết đến những trang thực sự có giá trị và liên quan.
- Sử dụng các liên kết nội bộ trong menu, bài viết blog, bài viết liên quan và các vị trí khác trong trên trang web của bạn để tạo ra sự kết nối giữa các trang.Các công cụ tìm kiếm như Google đánh giá các liên kết nội bộ và sử dụng chúng để hiểu cấu trúc trang web của bạn và xác định sự liên quan và giá trị của các trang. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc xếp hạng trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm.Ví dụ, nếu bạn có một trang web về du lịch và bạn có một bài viết về “10 điểm đến hấp dẫn tại Paris”, bạn có thể tạo liên kết từ bài viết này đến các trang khác trong trang web của bạn như “Hướng dẫn du lịch Paris”, “Các khách sạn tại Paris”, “Ẩm thực Pháp” và những nội dung liên quan khác. Điều này không chỉ giúp người dùng điều hướng trang web của bạn một cách dễ dàng mà còn giúp các công cụ tìm kiếm nhận ra sự liên quan và giá trị của các trang này.Lưu ý rằng việc sử dụng link nội bộ không phải là yếu tố duy nhất trong chiến lược SEO. Bạn cũng cần chú trọng đến việc tạo nội dung chất lượng, tối ưu hóa từ khóa, xây dựng liên kết từ các trang web khác và các yếu tố SEO khác để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc cải thiện thứ hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm.
Bạn nghĩ gì về những tính năng của plugin mà tôi vừa đề cập ở trên? Bạn biết giải pháp khác hiệu quả hơn để hiển thị bài viết liên quan trong các bài viết? Hãy chia sẻ nó với chúng tôi bằng cách sử dụng khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết Hiển thị bài viết liên quan trong bài viết hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. 🙂